ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ NĂM 2019

Luật Dân quân tự vệ số 48/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và thay thế Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12. Luật Dân quân tự vệ năm 2019 gồm 8 chương, 50 điều (giảm 01 chương, 16 điều so với Luật Dân quân tự vệ năm 2009), quy định về nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với Dân quân tự vệ.

Chương I. Những quy định chung, gồm 14 điều (từ Điều 1 đến Điều 14), quy định về: Phạm vi điều chỉnh (Điều 1); giải thích từ ngữ (Điều 2); vị trí, chức năng của DQTV (Điều 3); Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của DQTV (Điều 4); Nhiệm vụ của DQTV (Điều 5); Thành phần của DQTV (Điều 6); Ngày truyền thống của DQTV (Điều 7); Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV trong thời bình (Điều 8);  Đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV, quản lý DQTV (Điều 9); Tiêu chuẩn, tuyển chọn và thẩm quyền quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV (Điều 10); Tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV trong thời bình (Điều 11); Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV trước thời hạn; đưa ra khỏi danh sách DQTV (Điều 12); Hoàn thành nghĩa vụ tham gia DQTV (Điều 13); Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 14).

Chương II. Tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị của DQTV, gồm 11 điều (từ Điều 15 đến Điều 25), quy định về: Tổ chức DQTV (Điều 15); mở rộng lực lượng DQTV (Điều 16); điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp (Điều 17); Hệ thống chỉ huy DQTV (Điều 18); Chức vụ chỉ huy DQTV (Điều 19); Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng (Điều 20); Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức (Điều 21);  thẩm quyền thành lập, giải thể đơn vị DQTV, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức (Điều 22); bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy DQTV (Điều 23); trang phục, sao mũ, phù hiệu của DQTV (Điều 24); Trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật của DQTV (Điều 25).

Chương III. Đào tạo Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã; tập huấn, bồi dưỡng các chức vụ chỉ huy, huấn luyện DQTV, gồm 03 điều (từ Điều 26 đến Điều 28), quy định về: Đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã (Điều 26); Tập huấn, bồi dưỡng các chức vụ chỉ huy DQTV (Điều 27); Huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho DQTV (Điều 28).  

Chương IV. Hoạt động của DQTV, gồm 04 điều (từ Điều 29 đến Điều 32), quy định về: Hoạt động sẵn sàng chiến đấu (Điều 29); Hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu (Điều 30); Hoạt động phối hợp của DQTV (Điều 31); Thẩm quyền điều động DQTV (Điều 32).

Chương V. Chế độ, chính sách và nhiệm vụ chi cho DQTV, gồm 07 điều (từ Điều 33 đến Điều 39), quy định về: Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các chức vụ chỉ huy DQTV (Điều 33); Chế độ, chính sách đối với DQTV khi làm nhiệm vụ (Điều 34); Chế độ, chính sách đối với DQTV bị ốm đau, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hy sinh (Điều 35); Nguồn kinh phí (Điều 36); Nhiệm vụ chi của Bộ Quốc phòng (Điều 37); Nhiệm vụ chi của địa phương (Điều 38); Nhiệm vụ chi của cơ quan, tổ chức (Điều 39).

Chương VI. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về DQTV, gồm 06 điều (từ Điều 40 đến Điều 45), quy định về: Trách nhiệm của Chính phủ (Điều 40); Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng (Điều 41); Trách nhiệm của Bộ Công an (Điều 42); Trách nhiệm của Bộ, cơ quan, tổ chức (Điều 43); Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp (Điều 44); Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận (Điều 45).

Chương VII. Thi đua, khen thưởng và xử lý vi phạm, gồm 03 điều (từ Điều 46 đến Điều 48), quy định về: Thi đua, khen thưởng (Điều 46); Xử lý vi phạm (Điều 47); Hình thức kỷ luật DQTV (Điều 48).

Chương VIII. Điều khoản thi hành, gồm 02 điều, quy định về: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến DQTV (Điều 49); Hiệu lực thi hành (Điều 50).

 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ

1. Khái niệm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của DQTV

- Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

 Thành phần của Dân quân tự vệ, gồm: Dân quân tự vệ tại chỗ; Dân quân tự vệ cơ động; Dân quân thường trực; Dân quân tự vệ biển; Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

+ Dân quân tự vệ tại ch là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức.

+ Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.

+ Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.

- Ngày truyền thống của Dân quân tự vệ là ngày 28 tháng 3 hằng năm.

- Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ: Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

- Dân quân tự vệ có nhiệm vụ:

+ Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

+ Phối hợp vi các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

+ Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.

+ Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ:

+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địphương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.

+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.

+ Xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.

- Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ:

+ Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức, huấn luyện, điều động, sử dụng Dân quân tự vệ trái pháp luật.

+ Trốn tránh, chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

+ Giả danh Dân quân tự vệ.

+ Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích củquốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Sản xuất, vận chuyển, mua bán, thu gom, tàng trữ, sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu, tài sản của Dân quân tự vệ.

+ Phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ.

2. Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình

Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

Thi hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.

Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thi hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi nêu trên.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tui, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

3. Đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, quản lý Dân quân tự vệ

- Việc đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ như sau:

Tháng 4 hằng năm, căn cứ kết quả đăng ký nghĩa vụ quân sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; tổ chức đăng ký bổ sung cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ khi thay đi nơi cư trú đến đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì Chủ tịch Ủy banhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Trưng hợp thay đổi nơi làm việc thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần theo quy định của pháp luật được miễn đăng ký nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

- Việc quản lý Dân quân tự vệ: Dân quân tự vệ khi vắng mặt trong thời gian thực hiện nhiệm vụ phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để xem xét, quyết định. Dân quân tự vệ tạm vắng trong thời gian từ 03 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.

4. Tiêu chuẩn, tuyển chọn và thẩm quyền quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ

- Công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào Dân quân tự vệ: Lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ.

- Việc tuyển chọn vàDân quân tự vệ bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Hằng năm, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp tuyển chọn. Quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được tuyển chọn vào đơn vị Dân quân tự vệ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đng đầu cơ quan, tổ chức quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

5. Tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình

- Công dân được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:

+ Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

+ Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ;

+ Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;

+ Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân;

+ Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy đnh của pháp luật;

+ Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả ng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận;

+ Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

+ Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.

- Công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:

+ Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;

+ Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;

+ Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% tr lên;

+ Người làm công tác cơ yếu.

- Công dân thuộc diện tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ thuộc các trường hợp sau đây quy định tại các điểm c, d, đ, e, g khoản 1 và các điểm a, b, d khoản 2 Điều này nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn vào Dân quân tự vệ: Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân; có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân; có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy đnh của pháp luật; lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả ng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận; vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% tr lên.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

6. Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ

- Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn trong trường hợp sau đây:

+ Dân quân tự vệ nữ mang thai hoặc nuôi con dưi 36 tháng tuổi, Dân quân tự vệ nam một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

+ Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ;

+ Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác nhận;

+ Có lệnh gọi nhập ngũ hoặc lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham giCông an nhân dân; có quyết định tuyển dụng vào công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an;

+ Có giấy báo và vào học ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường của cơ quan nhà nưc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; người có giấy báo và đi lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.

- Đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:

+ Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích, đã chết;

+ Bị khi tố bị can;

+ Bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ;

+ B áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

+ Nghiện ma túy theo xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ.

7. Hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ

- Dân quân tự vệ đã phục vụ đủ thời hạn theo quy đnh được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ (Thi hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thi hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi nêu trên).

- Công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nhưng còn trong độ tuổi tham gia DQTV trong thời bình (Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ) thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đăng ký, quản lý để sẵn sàng mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ.

- Dân quân thường trực được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thi bình theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định công nhận công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

8. Tổ chức Dân quân tự vệ

a) Tổ chức Dân quân tự vệ, gồm:

- Thôn tổ chức tổ, tiểu đội hoặc trung đội dân quân tại chỗ.

- Cấp xã tổ chức trung đội dân quân cơ độngCấp xã ven biển, đảo tổ chức trung đội dân quân cơ động và tiểu đội hoặc trung đội dân quân biển.

Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, cấp xã tổ chức khẩu đội cối, tổ hoặc tiểu đội dân quân trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; cấp xã trọng điểm về quốc phòng tổ chức tiểu đội hoặc trung đội dân quân thường trực.

- Cơ quan, tổ chức tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội hoặc tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đi, hải đi hoc hải đoàn t v.

- Trên cơ sở tổ chức đơn vị Dân quân tự vệ nêu trên, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, cấp huyện tổ chức trung đội hoặc đại đội Dân quân tự vệ cơ động, trung đội Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, tiểu đội hoặc trung đội dân quân thường trực; cấp tỉnh tổ chức đại đội Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh; cấp tỉnh ven biển tổ chức hải đội dân quân thường trực.

b) Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ

Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây: Khi thực hiện lệnh động viên cục bộ, tổng động viên; khi ban bố tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định kế hoạch, thẩm quyền quyết định mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ.

c) Điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp được xem xét quyết định thành lập đơn vị tự vệ khi có đủ các điều kiện sau đây: Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự qun lý của Ủy ban nhân dân các cấp và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương cấp tnh, cấp huyện; theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đề án, kế hoạch tổ chức Dân quân tự vệ của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đã hoạt động từ đủ 24 tháng trở lên; có số lượng người lao động đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ để tổ chức ít nhất 01 tiểu đội tự vệ.

d) Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Tư lệnh quân khu, Tư lệnh quân chủng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòngTư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh binh chng, Tư lệnh binh đoàn; Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện; Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội có tổ chức tự vệ; Ch huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Chỉ huy trưởng Ban ch huy quân sự cấp xã; Tiểu đoàn trưởng, Hải đoàn trưởng, Đại đội trưởng, Hải đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưng, Khẩu đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ; Thôn đội trưởng.

đ) Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ

-  Các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bao gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.

-  Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm: iểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội; Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩđội trưởng; Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.

e) Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng

- Ban chỉ huy quân sự cấp xã là cơ quan thường trực công tác quốc phòng ở cấp xã. Thành phần Ban chỉ huy quân sự cấp xã bao gồm: Chỉ huy trưởng là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã, sĩ quan dự bị; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh được gọi vào phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chính trị viên do Bí thư cấp ủy cấp xã đảm nhiệm; Chính trị viên phó do Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã đảm nhiệm; Phó Chỉ huy trưởng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

 Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trụ sở hoặc nơi làm việc riêng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật. Ban chỉ huy quân sự cấp xã có chức năng, nhiệm vụ như: Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã lãnh đạo, chỉ đạoquản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự theo quy đnh của pháp luật; chủ trì, phối hp với ban, ngành, đoàn thể xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác quốc phòng và kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cấp xã; tổ chức huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho dân quân; chỉ huy dân quân thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quyết định của cấp có thẩm quyền; đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền;

Thôn đội trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chi bộ thôn lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở thôn; quản lý, chỉ huy trực tiếp dân quân thuộc quyền; phối hợp thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

h) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức

- Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức được xem xét thành lập khi cơ quan, tổ chức có đủ các điều kiện sau đây: Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; có đơn vị tự vệ của cơ quan, tổ chức.

-  Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thành phần gồm Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chính trị viên là Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy cùng cấp, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.

Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, như: Tham mưu cho cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác quốc phòng, công tác tự vệ và kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức; phối hợp thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; tổ chức huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tp cho tự vệ; chỉ huy tự vệ thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quyết định của cấp có thẩm quyền;...

10. Trang phục, sao mũ, phù hiệu, trang bị vũ khí của DQ TV

- Các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, Dân quân tự vệ được cấp phát, sử dụng trang phục, sao mũ, phù hiệu theo quy định của Chính phủ.

- Dân quân tự vệ được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị, đăng ký, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của Dân quân tự vệ.

11. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng

- Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải được đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học tại nhà trường quân đội.

- Trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được tập huấn, bồi dưỡng theo chương trình cho từng đối tượng phù hp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ quan, tổ chức.

- Trong thời bình, thi gian huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật hằng năm được quy định như sau: Dân quân tự vệ năm thứ nhất là 15 ngày, trừ dân quân thường trực; Dân quân tự vệ từ năm thứ hai trở đi là 12 ngày đối với Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; 07 ngày đối với Dân quân tự vệ tại chỗ; Dân quân thường trực là 60 ngày.

Trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, Dân quân tự vệ được huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ quan, tổ chức.

 12. Hoạt động của DQTV

Hoạt động của DQTV gồm: Hoạt động sẵn sàng chiến đấu; hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu; hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ.

Luật quy định cụ thể thẩm quyền điều động DQTV trong trường hợp chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh, ban bố tình trạng khn cấp về quc phòng, tình trạng khẩn cấp, lệnh thiết qn luật, giới nghiêm, khi cần thiết sử dụng Dân quân tự vệ làm nhiệm vụ được điều động DQTV.

 Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm thì việc điều động, sử dụng Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Luật Quốc phòng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có Dân quân tự vệ được điều động phải chấp hành nghiêm quyết định điều động của cp có thẩm quyền; tiếp nhận, bố trí công việc cho tự vệ sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

13. Chế độ, chính sách đối với DQTV

- Các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được hưởng phụ cấp chức vụ.

- Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng, bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế; nếu chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc thì được trợ cấp một lần.

- Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, các chức vụ ch huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự.

- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên.

- Thôn đội trưởng được hưởng phụ cấp hằng tháng, phụ cp kiêm nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc Trung đội trưởng dân quân tại chỗ.

- Chế độ, chính sách đối với dân quân khi làm nhiệm vụ: Đối với dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế được trợ cấp ngày công lao động, bảo đảm tiền ăn; được hưởng chế độ khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động; được trợ cấp ngày công lao động tăng thêm trong trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ. Khi làm nhiệm vụ trên biển được hưởng phụ cấp đặc thù đi biển; khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi và về. Đối với dân quân biển được hưng chế độ, chính sách nêu trên; khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn tăng thêm; trường hợp là thuyền trưởng, máy trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển.

  Đối với dân quân thường trực được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm a khoản này; được hưng trợ cấp một lần khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình; được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ; được bảo đảm nơi ăn, nghỉ.

- Đối với tự vệ khi làm nhiệm vụ được hưng nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp, công tác phí, chế độ, chính sách theo quy đnh của pháp luật; đối với tự vệ biển khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng thêm lương, ngạch bậc và tiền ăn tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển.

- Dân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm vụ hoặc đang là học viên đàtạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở thì được hưởng chế độ, chính sách sau đây: Trường hợp không tham gia bảo hiểm y tế, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội, nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; yrường hợp bị thương thì được xét hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh thì được xét công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

- Dân quân khi thực hiện biện pháp triệt sản, dân quân nữ khi thực hiện biện pháp đt vòng tránh thai, dân quân nam có vợ sinh con được nghỉ thực hiện nhiệm vụ Dân quân tự vệ; thi gian được nghỉ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Đa dạng các hoạt động tuyên truyền pháp luật trong trường học
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi năm 2022) được Quốc hội khoá XV kỳ họp thứ 14 thông qua vào ngày 14/11/2022, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023. Theo đó, Luật được ban hành với những nội dung cơ bản như sau:
Ngày 15/11/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (Luật số 14/2022/QH15), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2023, Luật gồm những nội dung cơ bản như sau:
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 10/11/2022. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023. Theo đó, Luật được ban hành với những nội dung cơ bản như sau: