Kết quả thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Lộc Hà

 

 Huyện Lộc Hà có diện tích đất tự nhiên 11.830 ha,  gồm 11 xã và 01 thị trấn, dân số 94.680 người. Là vùng đất văn hóa và giàu truyền thống cánh mạng, có nhiều danh nhân khoa bảng có công với đất nước.

 

Toàn huyện có 68 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, gồm  06 di tích cấp Quốc gia, 62 di tích cấp tỉnh; có chùa Phổ Độ là trung tâm văn hoá Phật giáo tỉnh;  có lễ hội n đặc sắc như: Lễ hội chùa Chân Tiên, Lễ hội chùa Kim Dung, Lễ hội đền Chiêu trưng Lê Khôi… Nhiều loại hình văn hóa dân gian được khơi dậy như: Vật, Kéo co, chọi gà...

Cùng với Phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) ngày càng lan tỏa sâu rộng, thực chất, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh xây dựng huyện phát triển bền vững.

Năm 2023, Phong trào đạt được kết quả thực hiện phong trào “tdđkxdđsvh” và công tác gia đình như sau:

1. Việc thực hiện 5 nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trong giai đoạn mới và công tác tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”, đặc biệt ở địa bàn khu dân cư

1.1. Nội dung 1: Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng.

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Vượt qua mọi khó khăn Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội trên từng ngành, lĩnh vực, địa phương; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm; phục hồi, phát triển KTXH; giữ vững ổn định sản xuất nông nghiệp; tiếp tục tập trung cao trong chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; khai thác hiệu quả và phát huy tiềm năng lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người 46 triệu đồng; giá trị sản xuất đạt 4.142 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn là 58.297 triệu đồng, đạt 52,32% dự toán tỉnh và 28,86% dự toán HĐND huyện giao. Thành lập mới 25 doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh; 03 HTX và 424 hộ kinh doanh.

Công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất của Nhân dân là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng và chính quyền huyện Lộc Hà hết sức quan tâm, chú trọng giảm nghèo bền vững và khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2023 giảm còn 4,78%; hộ cận nghèo còn 4,26%. Hoạt động “vì người nghèo”, an sinh xã hội được MTTQ và các tổ chức thành viên huyện quan tâm thực hiện kịp thời, hiệu quả. Kêu gọi vận động 10.092  suất quà, trị giá 4.365.000.000 đồng tặng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đặc biệt khó khăn nhân dịp tết nguyên đán; hỗ trợ xây mới và sữa chữa được 186 ngôi nhà đại đoàn kết, nhà chính sách, mái ấm tình thương;

Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn 04 lớp tổng số: 135  người, kinh phí đào tạo: 400 triệu đồng; phối hợp Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Tĩnh tổ chức  02 phiên sàn giao dịch việc làm lưu động tại 02 cụm ở Hạ Can (gồm các xã Hồng Lộc, Tân Lộc, Thịnh Lộc, Bình An, Phù Lưu, Ích Hậu), cụm Biển Cửa (Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Châu, Thạch Mỹ, thị trấn và Thạch Kim) tư vấn chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tuyển dụng cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp; thông tin giới thiệu để người lao động nắm bắt nhu cầu, cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động và xuất khẩu lao động thu hút hơn 500 người lao động tham gia. Giải quyết việc làm mới cho 1.326/1.600 lao động, đạt tỷ lệ 82,87% so với kế hoạch năm.

1.2. Nội dung 2: Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa; phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân, tương ái.

Việc chăm lo, xây dựng đời sống văn hóa, sự nghiệp giáo dục và chăm sóc sức khỏe của người dân được huyện tổ chức thực hiện tốt. Trên địa bàn huyện nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đã diễn ra sôi nổi, phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được thực hiện đều khắp ở các thôn, tổ dân phố. 100% thôn, tổ dân phố tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, hưởng ứng các hoạt động của địa phương.

Công tác chăm sóc sức khỏe người dân được chú trọng: Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số được triển khai đồng bộ. Kiểm tra 43 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, xử lý vi phạm 06 cơ sở, số tiền phạt 16.500.000 đồng. Tổng kiểm tra 4 đợt về vệ sinh an toàn thực phẩmvới tổng cộng gồm: 89 cơ sở buôn bán kinh doanh trên địa bàn toàn huyện; trong đó: 21 cơ sở vi phạm, bị xử phạt; số tiền xử phạt: 36.850.000 đồng. Tổng số lượt khám bệnh trong 10 tháng đầu năm 2023 tuyến huyện là: 52.483 lượt, tuyến xã là: 34.206 lượt. tỷ lệ trẻ dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng là 8,8%; tỷ lệ người tham gia BHYT đạt 95,1%.

Hoàn thành chi trả trợ cấp ưu đãi người có công và trợ giúp đối tượng BTXH ước 10 tháng đầu năm với tổng kinh phí hơn 72,7 tỷ đồng; tặng quà cho 363 suất quà cho các cụ cao tuổi, người có công có hoàn cảnh khó khan, hộ nghèo trị giá 257 triệu đồng từ ngân sách huyện và nguồn xã hội hóa.  cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Tổng số quà được tiếp nhận và trao tặng trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão là 16.913 suất, trị giá 8,1 tỷ đồng. Tổ chức điều dưỡng tập trung năm 2023 cho 228 người có công và thân nhân liệt sĩ. Tiếp nhận, thẩm định 896 hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí, di chuyển chế độ cho người có công và thân nhân người có công; 698 quyết định hưởng chế độ trợ giúp xã hội.  

Công tác giáo dục: Hoàn thành chương trình, kế hoạch giáo dục năm học 2022 -2023. Chất lượng giáo dục toàn g; tham gia thi học sinh tỉnh cấp THPT và THCS, đạt kết quả cao; có 01 học sinh đạt giải nhì Quốc gia môn Toán. Tổ chức thành công kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2023.

1.3. Nội dung 3: Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.

Đây là hoạt động được triển khai đồng bộ từ huyện đến cơ sở, tập hợp đông đảo nhân dân, đoàn viên, hội viên tham gia. Phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu tiếp tục được phát huy và đạt được những kết quả tích cực.Trong năm có 17 thôn đăng ký phấn đấu đạt chuẩn KDC mẫu và 86 vườn triển khai xây dựng vườn mẫu. Kết quả đến nay toàn huyện đã vận động nhân dân trên toàn huyện hiến 1,173m2 đất, hiến 3.556 tường rào, làm được 2.700m hàng rào xanh, hàng rào xanh tự quản, 1.210m đường hoa; Trồng 46.550 cây xanh, cây ăn quả, cây bóng mát, cây chuỗi ngọc, chỉnh trang 2.192 nhà vườn, xây dựng 86 vườn mẫu, di dời 62 công trình chăn nuôi, xóa được 308 hố xí 2 ngăn, vận động 376 hộ lắp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, trồng đường 8 km hàng rào xanh, huy động hơn 25.045 ngày công; 76 thôn lập, phê duyệt phương án - dự toán KDC mẫu, trong đó có 42 thôn đạt chuẩn; 452 vườn mẫu triển khai xây dựng, trong đó có 273 vườn mẫu đạt chuẩn.

Các cơ quan thành viên BCĐ đã tổ chức 123 lớp tuyên truyền kỹ năng, kiến thức về xây dựng đệm lót chăn nuôi, về kỹ thuật sản xuất, phân loại xử lý rác thải, cấp phát 600 hùng đựng rác. Thực hiện tốt công tác quản lý môi trường, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; phát động  48 đợt ra quân vệ sinh môi trường duy trì tốt việc ra quân vệ sinh môi trường trước, trong và sau tết, trước mùa khai trương du lịch biển năm 2023, thu gom hơn 25.000 tấn rác thải sinh hoạt.

Hưởng ứng chương trình “Trồng 1 triệu cây xanh”, toàn huyện đã chỉ đạo các đơn vị phát động ra quân trồng…mới 67 tuyến hàng rào xanh, hàng rào xanh tự quản; 30.310 cây xanh, cây ăn quả, cây bóng mát và cây thuốc nam…góp phần xây dựng cảnh quan, khuôn viên công sở, xã, thị trấn, thôn/tổ dân phố, hộ gia đình xanh - sạch - đẹp - hiệu quả về kinh tế.

1.4. Nội dung 4: Đoàn kết chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Cơ quan Công an huyện phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương tổ chức 12 diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến của nhân dân” thu hút gần 1000 người tham gia. Chủ động dự báo, nắm tình hình trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực, đối tượng trọng điểm, trọng tâm là tình hình tôn giáo, tình hình nội bộ các cơ quan, đơn vị; ra quân trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Trong 9 tháng đầu năm đã khởi tố 24 vụ - 83 bị can; án chuyển đơn vị khác điều tra theo thẩm quyền 01 vụ - 04 bị can; đình chỉ điều tra 01 vụ; đang điều tra: 05 vụ - 18 bị can. Xử phạt vi phạm hành chính với số tiển 2.049 triệu đồng.

Tăng cường đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06 ngày 06/01/2022 của Chính phủ; làm sạch dữ liệu quốc gia về dân cư; làm tốt công tác tuyên truyền chấp hành pháp luật, công tác PCCC và an toàn giao thông đường bộ. Chỉ đạo Công an các xã, thị trấn tham mưu chính quyền địa phương tổ chức ra mắt các mô hình phục vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, PCCC và Cải cách hành chính của Công an cấp xã.

1.5. Nội dung 5: Đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh.

Các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, phát huy dân chủ được thực hiện tốt. UBMTTQ huyện phối hợp các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban KTXH, các đơn vị liên quan tổ chức giám sát 15 cuộc gồm: giám sát việc thực hiện Chương trình hành động của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện khóa IV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và chuyên đề về quản lý thuốc bảo vệ thực vật của UBND xã; giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết HĐND huyện về chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; giám sát 12 Trường TH, THCS, MN trên toàn huyện về việc huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh và ngân sách nhà nước được HĐND huyện phân bổ trong các trường học; giám sát công tác thi hành án dân sự tại 12 xã, thị trấn trên địa bàn và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Lộc Hà; giám sát thực hiện Nghị quyết 258/2020/NQ - HĐND ngày 8/12/2020 của HĐND tỉnh tại 2 xã Hồng Lộc và thị trấn Lộc Hà; giám sát kết quả thực hiện Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng thuộc xã Hồng Lộc, Tân Lộc, Thạch Châu, Bình An, BHXH, QS, Phòng LĐTB&XH huyện; giám sát việc thực hiện quy định về xây dựng nông thôn mới đối với xã Tân Lộc; giám sát, phản biện 7 cuộc nội dung chủ yếu tập trung vào xây dựng Nông thôn mới, đóng góp cha mẹ học sinh, chính sách khuyến khích nông nghiệp nông thôn, giải phóng mặt bằng.

Hoạt động Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng ở cơ sở thường xuyên quan tâm, kiện toàn, củng cố; Sáu tháng đầu năm, Ban Thanh tra nhân dân đã tiến hành 10 cuộc thanh tra, kết quả cơ bản các đơn vị thanh tra chấp hành tốt cac squy định, không có ý kiến kiến nghị tới cơ quan thẩm quyền xem xét. Ban Giám sát đầu tư cộng động ở cơ sở đã tiến hành giám sát 35 công trình thi công tại địa phương, qua giám sát đã kịp thời phát hiện những sai sót, bất cập đề nghị chủ đầu tư và nhà thầu thi công sữa chữa kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư dự án trên địa bàn.

Triển khai lấy ý kiến Nhân dân về các dự thảo văn bản Luật, chính sách liên quan, công tác quy hoạch, NTM. Lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với việc đề nghị huyện Lộc Hà đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Kết quả triển khai 11/11 xã với 82 thôn. Tổng số hộ dân đã tham gia lấy ý kiến:16.575.000/21.045.000 hộ, đạt tỷ lệ 78,75%%. Tỷ lệ ý kiến hài lòng  của người dân địa bàn 10 tiêu chí có1 tiêu chí đạt từ 97,2%; 2 tiêu chí đạt  trên 98% và 7 tiêu chí đạt trên 99%.

2. Quy trình công nhận Gia đình văn hoá, thôn, tổ dân phố văn hóa theo Nghị định 122/NĐ-CP ngày 17/9/2018 quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”

- Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham mưu và trực tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đảm bảo theo 122/NĐ-CP ngày 17/9/2018 quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.

 - BCĐ Phong trào huyện đã tổ chức lớp tập huấn về hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, quy trình bình xét danh hiệu gia đình văn hoá ; thảo luận tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện đến tận BCĐ cấp xã, thôn trưởng/ tổ trưởng tổ dân phố 92 khu dân cư trên địa bàn huyện

- Năm 2023, 100% thôn, tổ dân phố đăng ký xây dựng danh hiệu văn hóa, gia đình văn hóa đạt 96%. Đến ngày 05/11, cơ bản các xã, thị trấn hoàn thành bình xét, công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, gia đình thể thao; trước ngày 10/11 hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch UBND huyện công nhận, khen thưởng danh hiệu thôn/tổ dân phố văn hóa, đảm bảo vào dịp tổ chưc ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18/11. Phòng VHTT chỉ đạo các địa phương triển khai 100% nộp hồ sơ xét công nhận và khen thưởng khu dân cư văn hoá qua dịch vụ công trực tuyến.

3. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh

Sau khi có Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg, ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, phòng VHTT đã tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai, phân công nhiệm vụ phụ trách các tiêu chí xây dựng đô thị văn minh và tập huấn cho liên đoàn cán bộ TDP và thị trấn Lộc Hà.

- Tham mưu Huyện uỷ ban hành Quyết định số 563/QĐ-HU, ngày 28/02/2023 về việc thành lập ban soạn thảo Nghị quyết về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thị trấn Lộc Hà đạt chuẩn đô thị văn minh, từng bước hiện đại giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo; Quyết định số 02/QĐ-BST ngày 10/3/2023 của Ban soạn thảo về việc thành lập Tổ giúp việc Ban soạn thảo Nghị quyết về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thị trấn Lộc Hà đạt chuẩn đô thị văn minh, từng bước hiện đại giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo. Ban hành Nghị quyết số 11/NQ-HU ngày 31/3/2023 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thị trấn Lộc Hà đạt đô thị loại IV, giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo. 

- Tham mưu UBND huyện ban hành Văn bản số 322/UBND-VHTT ngày 02/3/2023 của về việc rà soát khó khăn, vướng mắc trong hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 07/4/2023 của UBND huyện về việc thành lập Hội đồng thẩm định xét công nhận thị trấn Lộc Hà đạt chuẩn đô thị văn minh.

- Tiến hành họp bàn và soạn thảo, ban hành Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thị trấn Lộc Hà đạt chuẩn đô thị văn minh (02 cuộc); Họp bàn đẩy nhanh tiến độ xây dựng đô thị văn minh (02 cuộc); thẩm định kết quả thực hiện các tiêu chí (01 cuộc).

 Kết quả có 9/9 tiêu chí cơ bản đạt (01 số tiểu tiêu chí tiệm cận đạt).

4. Việc triển khai thực hiện Hướng dẫn số 58/HD-TLĐ ngày 10/5/2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hướng dẫn số 14/HD-LĐLĐ ngày 27/10/2022 của Liên đoàn Lao động tỉnh về Triển khai Chương trình thực hiện Phong trào “TDDKXDĐSVH”, trong đó trọng tâm là xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

- UBND huyện và Liên đoàn lao động huyện đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động, trao bằng công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa năm 2022; triến khai phát động, ký kết thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa năm 2023 theo Hướng dẫn số 58/HD-TLĐ ngày 10/5/2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hướng dẫn số 14/HD-LĐLĐ ngày 27/10/2022 của Liên đoàn Lao động tỉnh về Triển khai Chương trình thực hiện Phong trào “TDDKXDĐSVH”, trong đó trọng tâm là xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Ngày 20/01/2023, LĐLĐ huyện ban hành Công văn số 05/LĐLĐ về việc xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá.

- Toàn huyện có 42 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã được công nhận.

6. Việc xây dựng và hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hoá, thể thao cấp xã, thôn, tổ dân phố; công tác quản lý, sử dụng và khai thác các thiết chế văn hoá; Phong trào hoạt động văn hoá, thể thao, các loại hình câu lạc bộ, các mô hình văn hóa, thể thao

Về cơ bản hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao huyện Lộc Hà đã đạt chuẩn NTM : 12/12 NVH và KTT, khu vui chơi giải trí cấp xã, thị trấn, 92/92 thôn/TDP có NVH, KTT.

Năm 2023 hoàn thành xây mới và chỉnh trang 27 thiết chế văn hóa, thể thao:  Phong trào văn hoá, thể thao ngày càng sôi nổi, thu hút quần chúng Nhân dân tham gia, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong toàn huyện. Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chương trình Ngày thơ Việt Nam, khai trương du lịch biển và Hội thi Phụ nữ duyên dáng, thanh lịch huyện Lộc Hà. Phối hợp với các đơn vị tổ chức công diễn vở kịch thơ “Hoạn Thư ghen” và biểu diễn vở ca kich Dân ca Nghệ Tĩnh “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”. Tham gia Liên hoan dân ca Ví, Giặm toàn tỉnh và Liên hoan PTTH toàn tỉnh. Tổ chức phát động Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam trên toàn huyện.

Tham gia 4 giải thể thao cấp tỉnh và tổ chức thành công 105 giải thể thao cấp quần chúng; 4 chương trình văn nghệ cấp tỉnh, 14 chương trình, hội thi văn nghệ cấp huyện, 153 chương trình văn nghệ ở cơ sở, thu hút rất đông người dân tham gia… góp phần xây dựng đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, vui tươi trong các tầng lớp nhân dân.

Hoạt động quản lý di sản được chú trọng. Tổ chức các lễ hội vua Mai, chùa Chân Tiên, chùa Kim Dung, lễ hội cầu ngư đền Sát hải Đại vương đảm bảo theo đúng quy định nếp sống văn minh trong lễ hội.

7. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội

Việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn huyện đã được tổ chức thực hiện đảm bảo theo các quy định của UBND tỉnh về Quy chế về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Trong 10 tháng đầu năm 2023, toàn huyện có 467 đăng ký kết hôn, 347 đăng ký khai tử. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang cũng đã có nhiều chuyển biến, rõ nét nhất là trong việc tuyên truyền, vận động hình thức hoả táng. Các xã Thạch Châu, Thạch Mỹ đã ban hành chính sách hỗ trợ các gia đình có người mất thực hiện hình thức hoả táng.

Năm 2023 là năm tổ chức nhiều hoạt động văn hóa sôi nổi trên địa bàn huyện trong đó có nhiều lễ hội lớn nhỏ như: Lễ hội đền Cả (xã Ích Hậu), lễ hội đền vua Mai (Mai Phụ), lễ hội chùa Chân Tiên (Thịnh Lộc), lễ hội chùa Kim Dung (Thị trấn), lễ hội thành hoàng làng đền Thanh Hoà, đền Ngọc Mỹ, đình Thanh Lương (Phù Lưu), lễ hội đền Chiêu trưng Lê Khôi…; lễ hội mới được tổ chức hàng năm như lễ hội du lịch biển. Các lễ hội đều được tổ chức với quy mô địa phương nhưng đều đảm bảo các quy định và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân trong huyện, du khách trong, ngoài tỉnh cùng tham gia. Ngoài ra có các lễ hội tôn giáo được tổ chức tại các chùa, các nhà thờ công giáo theo thông lệ hàng năm. Tuyên truyền về văn hoá và lễ hội được triển khai bằng nhiều hình thức: cổ động trực quan, quét mã QR về lí lịch di tích, ấn phẩm du lịch, truyền thông đại chúng và truyền thông xã hội… Ngoài ra, huyện còn phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương, tỉnh đăng tải, phát sóng các bài viết, các phóng sự về việc tổ chức Lễ hội để nhằm quảng bá hình ảnh Lễ hội đến với đông đảo người xem trên cả nước.

Các hoạt động mê tín dị đoan, mất trật tự an ninh, tình trạng ăn xin tuyệt đối không xuất hiện tại các lễ hội.

8. Việc xây dựng, công nhận và thực hiện hương ước, quy ước

Thực hiện Nghị định số 61/2023/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, BCĐ Phong trào huyện đã tổ chức tập huấn phổ biến các nội dung của Nghị định cho thôn trưởng, tổ trưởng các thôn/TDP và lãnh đạo cấp xã, công chức văn hoá các xã, thị trấn trên địa bàn. Sau khoá tập huấn các địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai rà soát, bổ sung, xây dựng lại hương ước theo quy định mới.

9. Việc phối hợp, lồng ghép hoạt động Phong trào “TDĐKXDĐSVH” với các Phong trào, Cuộc vận động khác

Hoạt động Phong trào “TDĐKXDĐSVH” đã và đang được huyện Lộc Hà phối hợp triển khai cùng với Các đề án, chương trình phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của huyện trong đó gắn kết chặt chẽ với phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc... Góp phần thúc đẩy hoàn thành xây dựng huyện Lộc Hà đạt chuẩn NTM trong năm 2023

10. Công tác tham mưu, triển khai thực hiện công tác gia đình

Trong năm, huyện đã chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền thực hiện công tác gia đình nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 bằng nhiều hình thức: tuyên truyền trực quan qua hệ thống băng rôn, khẩu hiệu; qua hệ thống thông tin đại chúng: hệ thống truyền thanh- truyền hình huyện, xã, cổng thông tin điện tử và các trang mạng hợp pháp khác: Cung cấp các file tuyên truyền về công tác gia đình, văn hoá ứng xử gia đình, phòng chống bạo lực gia đình… cho cơ sở.

Tổ chức các hoạt động: “Nấu bữa cơm tri ân Liệt sĩ”,  tặng quà cho các gia đình Thương binh, thân nhân Liệt sĩ; chỉnh trang nhà ở, dọn vệ sinh môi trường tại các đài tưởng niệm Liệt sỹ;  trao tặng 134 suất quà trị giá hơn 86 triệu đồng cho các gia đình chính sách, phụ nữ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Tổ chức 46 lớp tập huấn; 12 cuộc truyền thông cấp huyện về phòng chống di cư an toàn; phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, phòng chống xâm hại trẻ em và các tai tệ nạn xã hội; dân số - kế hoạch hóa gia đình; kiến thức chăm sóc người cao tuổi; quy tắc ứng xử trong gia đình;  xây dựng người phụ nữ thời đại mới; Luật phòng, chống Bạo lực Gia đình (bổ sung, sửa đổi năm 2022)…

Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập và ra mắt 29 mô hình về gia đình ; 24 ngôi nhà xanh với số tiền thu về 120 triệu. Lũy kế đến thời điểm hiện nay, toàn huyện đã xây dựng được ra mắt 69 mô hình ngôi nhà xanh; 17.222 hộ Gia đình “5 không 3 sạch”phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó cùng còn một số khó khăn tồn tại: Các thiết chế văn hóa - thể thao, nhất là các dụng cụ thể thao ở một số địa phương đã xuống cấp, ảnh hưởng đến việc vui chơi giải trí của người dân, nguyên nhân do thời gian sử dụng lâu, một số nơi bị ăn mòn bởi thời tiết vùng biển, nguồn ngân sách hỗ trợ bổ sung khó khăn; Các chính sách hỗ trợ về văn hoá của huyện về cơ bản đã hết (chỉ có hỗ trợ bảo vệ di tích đang thực hiện); Kế hoạch hoạt động của một số Ban chỉ đạo chưa cụ thể, vai trò chỉ đạo thực hiện ở một số thành viên chưa phát huy hiệu quả ; Đối với công tác lễ hội : Quy mô, tính chất của các lễ hội ngày càng thu hẹp trong khuôn khổ cấp xã hoặc do các làng tổ chức (đối với các di tích thờ thành hoàng làng) nên lượng du khách tới các di tích chỉ tập trung phần lớn là người dân trong khu vực. Hầu hết các di tích có lễ hội đều không thu phí, kinh phí hoạt động hàng năm đều huy động một phần xã hội hoá, còn kinh phí tổ chức lễ hội chủ yếu một phần ngân sách địa phương (không nhiều) do đó quy mô các lễ hội không lớn.

Trong thời gian tới, BCĐ huyện sẽ tiếp tục có sự chỉ đạo, điều hành để các phát huy hiệu quả các phong trào, nội dung thuộc lĩnh vực trọng tâm của ngành Văn hoá thực sự nổi bật.

 

Thuỳ Mỹ

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN