Vai trò của Tổ chuyển đổi số cộng đồng trong thực hiện chuyển đổi số ở cộng đồng dân cư

Thực hiện hướng dẫn của UBND tỉnh, huyện Lộc Hà đã tiến hành tập huấn và chỉ đạo các địa phương triển khai kiện toàn các tổ chuyển đổi số cộng đồng. Mỗi tổ gồm 3 thành viên chính là trưởng thôn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ theo hướng dẫn. Ngoài ra có các thành viên khác của đoàn thanh niên trên địa bàn thôn cùng tham gia hỗ trợ với tổ trong tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện, tham gia chuyển đổi số. Đến nay toàn huyện đã thành lập 12 BCĐ chuyển đổi số cấp xã và 92 tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp thôn.

Thời gian qua các tổ CĐS cộng đồng ở Lộc Hà đã từng bước phát huy vai trò tích cực

Về vai trò của tổ chuyển đổi số cộng đồng thôn, cụ thể:

- Thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến các hộ gia đình, người dân trong thôn, xóm, tổ dân phố; lan tỏa thông tin về mục đích, ý nghĩa và lợi ích mà chuyển đổi số đem lại cho cộng đồng dân cư; vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ số, nền tảng số, dịch vụ công. 

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, nhiệm vụ cụ thể hàng tháng của Tổ, triển khai các văn bản về chuyển đổi số của cấp trên.

- Về chính quyền số: Hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; sử dụng các dịch vụ số và tương tác với chính quyền qua các nền tảng số được đánh giá và lựa chọn.

- Về kinh tế số: Hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân trên địa bàn đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử như “voso.vn”, “postmart.vn”,…; mở tài khoản thanh toán điện tử; hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng số, công nghệ số để đăng ảnh, quảng bá sản phẩm, tạo gian hàng, nhận đơn, đóng gói sản phẩm và cam kết cung cấp sản phẩm đúng chất lượng cho khách hàng; hướng dẫn ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

- Về xã hội số: Hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch... thông qua các nền tảng số.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số, Đề án 06 theo chỉ đạo, hướng dẫn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

- Tham gia các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ số và áp dụng chính sách, pháp luật về chuyển đổi số.

- Hướng dẫn người dân trong thôn/tổ dân phố kỹ năng sử dụng công nghệ số, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc về ứng dụng công nghệ số, nền tảng số, dịch vụ công.

- Chủ động đề xuất, triển khai các sáng kiến, cách làm hay về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số mang lại hiệu quả trong cộng đồng.

- Định kỳ (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) báo cáo UBND cấp xã về kết quả hoạt động của Tổ; kịp thời đề xuất khen thưởng, hỗ trợ, động viên đối với cá nhân, tổ chức và thành viên Tổ chuyển đổi số cộng đồng có thành tích, kết quả xuất sắc về chuyển đổi số.

Mô hình thay đổi nhận thức về chuyển đổi số tới từng người dân thông qua các Tổ chuyển đổi số cộng đồng không phải là câu chuyện đơn lẻ mà là yêu cầu cần thiết của mỗi địa phương muốn chuyển đổi số thành công. Với tôn chỉ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, hy vọng rằng trong thời gian tới các tổ CĐS cộng đồng sẽ phát huy tích cực và hiệu quả vai trò của mình, góp phần đem lại kết quả cao trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay.

Văn Hoá

 TIN TỨC LIÊN QUAN