Kết quả triển khai và thực hiện công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực Tư pháp

Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các cơ quan hành chính Nhà nước. Chính phủ Việt nam cũng đặc biệt quan tâm đến vấn để chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giao cho Bộ Thông tin &Truyền thông xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia để triển khai thực hiện trên toàn quốc. Riêng chuyển đổi số ngành tư pháp là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ công của ngành tư pháp. Chuyển đổi số phải xác định phục vụ người dân, doanh nghiệp là trung tâm trên cơ sở một tầm nhìn tổng thể và lộ trình, bước đi, ưu tiên cụ thể, phù hợp, khả thi, hiệu quả và an toàn trong điều kiện thực tế ngành tư pháp, vì vậy chuyển đổi số là xu thế tất yếu của toàn xã hội nói chung và của ngành Tư pháp nói riêng.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát tại bộ phận giao dịch một cửa xã Mai Phụ

Nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực Tư pháp về chuyển đổi số là chứng thực điện tử và công tác hộ tịch. Để làm tốt 2 nhiệm vụ quan trọng này trong công tác chuyển đổi số, trong thời gian vừa qua phòng Tư pháp huyện đã chỉ đạo thực hiện và tại hội nghị này thay mặt cho ngành Tư pháp huyện nhà tôi xin chia sẻ một số nội dung như sau:

Thứ nhất là, việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn huyện ngành tư pháp đã cùng với các phòng, ngành khác thúc đẩy phát triển chính quyền số mà trọng tâm của chính quyền số trong giai đoạn hiện nay là đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến.

Thứ hai là, về kết quả ban đầu trong giải quyết dịch vụ công trực tuyến của lĩnh vực Tư pháp:  Trong năm, cấp xã  thực hiện đăng ký khai sinh cho 2178 trường hợp; khai tử: 1.141trường hợp; Kết hôn cho 699 đôi; nuôi con nuôi 01 trường hợp. Cấp huyện: Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài cho 15 trường hợp; khai sinh: 04 trường hợp, thực hiện thay đổi, cải chính cho 60 trường hợp. (năm 2022, cấp xã thực hiện đăng ký hộ tịch: ĐKKS 1173 trường hợp; ĐKKT:935 trường hợp; ĐKKH: 603 trường hợp. Cấp huyện: ĐKKS: 6 trường hợp; ĐKKH: 13 trường hợp; thay đổi, cải chính: 45 trường hợp).  Trong năm, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em 1465 trường hợp; đăng ký đúng hạn 1.249; đăng ký quá hạn 216 trường hợp; trẻ em chưa được đăng ký khai sinh có 02 trường hợp, 01 trường hợp đã được hướng dẫn, bổ sung hồ sơ tuy nhiên do người mẹ hiện nay không có mặt trên địa bàn huyện nên chưa thực hiện khai sinh cho trẻ; 01 trường hợp đang chờ văn bản từ chối giải quyết của Tòa án. Tình hình triển khai thực hiện rà soát số hóa đáp ứng lộ trình đề ra. Trong năm, toàn huyện đã tiến hành rà soát 5015 khai sinh; 4031 khai tử; 42206 kết hôn; 2080 tình trạng hôn nhân.

Tình hình thực hiện việc cấp bản sao điện tử theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử : Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Sở Tư pháp về công tác chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, hiện nay trên địa bàn toàn huyện đã thực hiện chứng thực bản sao điện tử theo quy định. Trong năm, toàn huyện thực hiện chứng thực điện tử 2010 văn bản.

Thứ ba là, ngành Tư pháp đã phối hợp với các ngành CA, BHXH thực hiện tốt 3 thủ tục hành chính liên thông trên cổng dịch vụ công quốc gia: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi. Nội dung này đã được triển khai từ tháng 5/2020 đến nay, cơ bản đã có sự phối hợp 2 chặt chẽ giữa Tư pháp, Công an và Bảo hiểm xã hội để đảm bảo việc đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi được nhanh chóng, kịp thời.

Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng gặp những khó khăn nhất định do khi thực hiện liên thông thì các thủ tục hành chính vốn của 3 bộ phận khác nhau tiếp nhận giải quyết nay do công chức Tư pháp tiếp nhận đầu vào cả ba, trong khi số lượng đầu việc của công chức Tư pháp xã nhiều, số lượng con người lại hạn chế. Thực tế liên thông trên phần mềm mới chỉ liên thông được giữa phần mềm khai sinh với phần mềm cấp thẻ bảo hiểm. Thứ tư là, ngành tư pháp đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chuyển đổi số trong toàn xã hội để làm thay đổi nhận thức của người dân và đối tượng thực hiện trước đó là tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ Công chức từ huyện đến cơ sở thực hiện trước, sau đó tuyên truyền đến tận người dân.

Thứ năm là chung tay, góp sức thúc đẩy phát triển nền kinh tế số hướng tới xã hội số bằng các việc làm cụ thể của ngành như: tổ chức tập huấn cho đội ngũ công chức Tư pháp từ huyện đến cơ sở, dự kiến thành lập tổ công tác lưu động để tuyên truyền và thực hiện các sự kiện chứng thực, hộ tịch trực tiếp tại các thôn, tổ dân phố…

Như vậy, để chuyển đổi số thành công, cả xã hội phải chung tay, góp sức, tất cả phải vào cuộc mới thành công, điều đó phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ cán bộ, công chức và toàn thể người dân chúng ta.

Trong thời gian tới ngành Tư pháp sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đồng thời đẩy mạnh các ứng dụng điện tử, ứng dụng số trong các hoạt động, thủ tục tư pháp, pháp lý.

Văn Hoá

 TIN TỨC LIÊN QUAN